16 tháng 6, 2015

HÃY DẠY HỌC NHƯ MỘT NGƯỜI NÔNG DÂN

Có rất nhiều người trải qua cuộc đời mình mà không thực sự nhận ra được mình có tài cán gì, hay thậm chí chẳng biết đến nó nữa Tôi đã gặp rất nhiều những người nghĩ rằng mình chẳng có tài năng gì.

Tôi đã gặp rất nhiều những người không thích những việc mình làm Họ chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng Họ chẳng thích thú gì với những việc mình làm Họ chịu đựng, thay vì tận hưởng nó và chờ đến kì nghỉ cuối tuần. Nhưng tôi cũng đã gặp những người say mê với công việc mình làm và không thể tưởng tượng liệu họ có thể làm việc gì khác.

Để giải thích cho việc này là do giáo dục, theo một cách nào đó, đã đẩy rất nhiều người ra xa tài năng thật sự của họ. Và tài năng con người cũng giống như tài nguyên thiên nhiên vùi sâu bên trong lòng đất. Bạn phải cất công tìm kiếm. chứ chúng không nằm trên bề mặt. Bạn phải tạo ra tình huống để chúng có thể bộc lộ. Và có thể bạn đang nghĩ rằng giáo dục sẽ tạo ra những tình huống đó Nhưng thường thì không. ! Hầu hết mọi nền giáo dục trên thế giới đang được cải cách.Nhưng vậy vẫn chưa đủ. Cải cách chẳng còn tác dụng gì nữa, vì thực ra nó chỉ chắp vá thêm cho một món đồ đã vỡ

Một trong những thách thức là làm sao để đổi mới một cách cơ bản nền giáo dục. Đổi mới là rất khó vì nó có nghĩa là làm một việc gì đó mà mọi công đoạn của nó đều không thể được thực hiện theo một cách dễ dàng Nó có nghĩa là chúng ta phải thách thức những gì được cho là hiển nhiên những thứ chúng ta nghĩ là rõ ràng. Vấn đề lớn nhất của việc cải cách hay biến đổi là phá bỏ những lề thói thông thường những thứ mà người ta nghĩ rằng.. "Nó là vậy đó, làm sao làm khác đi được"

Nói thì dễ rồi. Nhưng rất khó để biết được chúng ta đã cho những gì là hiển nhiên. Bởi vì bạn đã coi nó là điều hiển nhiên.

Hãy thử hỏi tương tự với một căn phòng toàn thanh niên xem. Lũ trẻ không đeo đồng hồ. Không phải vì chúng không thể hay không được phép, và là vì chúng không thích. Nguyên nhân là do, chúng ta, những ai trên 25 tuổiđã lớn lên trong một thời đại tiền-số-hoá. Vậy nên nếu ai đó muốn biết thời gian, anh ta phải đeo một thứ gì đó hiển thị thời gian. Lũ trẻ ngày nay sống trong một xã hội số hoá, và với chúng, thời gian có ở mọi nơi. Chẳng có lí do gì để đeo đồng hồ cả. Và chẳng qua nó đã là một thói quen, và chúng ta vẫn cứ tiếp tục đeo nó.
Trong giáo dục, có những thứ trói buộc suy nghĩ chúng ta. Để tôi cho một ví dụ. Tư tưởng về sự tuyến tính, bạn bắt đầu ở đây, đi theo một con đường, và nếu mọi chuyện suôn sẽ, bạn sẽ kết thúc, cứ thế cho đến hết cuộc đời. Hay đôi khi nói toạc ra, một chân lí, rằng cuộc sống không mang tính tuyến tính, mà có tính hữu cơ.Chúng ta tạo ra cuộc sống này một cách cộng sinh khi ta khám phá những khả năng của mình và ngược lại chúng cũng giúp ta tạo ra những điều kiện. Nhưng chúng ta đã quá lệ thuộc vào kiểu suy nghĩ tuyến tính này. Có lẽ mục tiêu cao nhất của giáo dục là làm sao để vào được đại học. Hình như chúng ta yêu thích việc đẩy lũ trẻ vào đại học, một vài trường nổi tiếng, Tôi không nói là không nên học đại học, nhưng không phải ai cũng cần vào đó và không phải ai cũng cần vào đó ngay bây giờ Có thể là sau này, chứ không phải ngay bây giờ.

Một vấn đề lớn nữa là sự phù hợp Chúng ta xây dựng nền giáo dục của mình dựa trên mô hình thức ăn nhanh. Có 2 mô hình đảm bảo chất lượng trong cung cấp thức ăn cho các hội nghị. Một loại là "Thức ăn nhanh", mọi thứ đều được chuẩn hoá. Còn loại kia giống như chuỗi nhà hàng Zagat và Michelin, mọi thứ không được chuẩn hoá, mà được tuỳ biến theo những yếu tố bản địa. Chúng ta đã bán rẻ mình cho mô hình "Giáo dục nhanh" này Và đang vắt kiệt tinh thần và năng lượng của chính mình cũng giống như thức ăn nhanh phá hoại cơ thể chúng ta.
Tài năng của con người cực kì đa dạng. Con người có những năng khiếu hoàn toàn khác nhau. Vấn đề là ở đam mê. Người ta thường giỏi về những thứ họ không thực sự chú tâm đến. Chính đam mê, là thứ kích thích tinh thần và năng lượng của chúng ta. Nếu bạn làm việc mình thích, việc bạn thành thạo, thì thời gian sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác. Vợ tôi vừa viết xong một cuốn tiểu thuyết, tôi nghĩ nó khá hay,nhưng bà ấy biến đi hàng giờ liền Nếu bạn làm việc mình yêu thích một giờ trôi nhanh như 5 phút vậy Nếu bạn làm những việc không đồng nhịp với tâm hồn mình, 5 phút trôi qua cứ như một giờ vậy. Và lí do nhiều người đang chán bỏ giáo dục là vì nó không nuôi dưỡng tâm hồn họ, nó không nuôi dưỡng sức sống hay đam mê trong họ.

Tôi nghĩ chúng ta phải thay đổi hình tượng này. Chúng ta phải đi từ mô hình giáo dục công nghiệp, một dây chuyền sản xuất sản xuất con người, dựa trên sự tuyến tính, và cứng nhắc. Chúng ta phải tiến tới một mô hình đặt nền tảng thiên về những tính chất của nông nghiệp. Ta phải nhận ra rằng vun trồng con người không phải là một quá trình cơ khí, mà là một quá trình sinh học. không thể đoán trước được sản phẩm của nó; tất cả những gì bạn có thể làm, giống như một nông dân, là tạo ra điều kiện để con người phát triển

Vậy nên khi xem xét việc cải cách và biến đổi nền giáo dục, nó không giống nhân rộng một mô hình. Có những mô hình tốt, chẳng hạn như KIPPs. Có rất nhiều. Vấn đề nằm ở việc xào nấu nó theo điều kiện của mình, và cá nhân hoá giáo dục cho những người bạn đang thực sự dạy dỗ. Và tôi nghĩ đó chính là câu trả lời cho tương lai vì vấn đề không phải là nhân rộng MỘT giải pháp mới; mà là tạo ra một cuộc cách mạng mới trong giáo dục,trong đó, con người sẽ tìm ra lối đi của riêng mình nhưng với sự giúp đỡ của một chương trình giảng dạy được cá nhân hoá.
Tại căn phòng này, có rất nhiều người đại diện cho những nguồn lực khổng lồ về kinh doanh, truyền thông, internet. Những công nghệ này, kết hợp với tài năng tuyệt vời của người giáo viên, sẽ tạo ra thời cơ để cách mạng hoá nền giáo dục. Và tôi phải hối thúc các vị làm ngay, vì nó mang tính sống còn, không chỉ với chúng ta, mà còn với tương lai của con em chúng ta, chúng ta phải chuyển từ mô hình công nghiệp sang nông nghiệp, làm sao để mỗi ngôi trường đều có thể bắt đầu ngay trong nay mai. Đó chính là nơi lũ trẻ trải nghiệm cuộc sống. Hoặc có thể là ở nhà, nơi chúng chọn để được giáo dục cùng với gia đình và bạn bè.

Đã có nhiều người nói về những giấc mơ vài ngày gần đây. Và xin ít phút nữa thôi -- Tôi đã rất ấn tượng khi nghe một bài hát của Natalie Merchant tối qua, phổ nhạc từ một bài thơ,Tôi sẽ đọc một bài thơ rất ngắn của W.B.Yeats, chắc sẽ có một vài người biết. Ông viết bài này cho người tình của mình, Maud Gonne, và ông ấy rất buồn vì không thể cho nàng thứ ông nghĩ là nàng muốn Ông đã nói, "Anh có thứ khác, nhưng có lẽ không dành cho em."

Ông nói rằng. Nếu anh có vải thêu tự thiên đường dát sợi vàng cùng ánh bạc, Màu da trời xanh và mập mờ và vải tối của bóng đêm và ánh sáng chập chờn anh sẽ trải nó dưới chân em Nhưng anh, nghèo, chỉ có giấc mơ này; Anh trải giấc mơ mình dưới chân em; Hãy bước nhẹ thôi bởi em đang bước trên giấc mơ anh.
"Và mỗi ngày, ở bất cứ nơi đâu, lũ trẻ đang trải giấc mơ của chúng dưới chân ta Hãy bước thật nhẹ thôi."

 
Nguyên tác bài phát biểu của Ken Robinson - Chuyên gia về sáng tạo)
Mời click để xem VIDEO Clip của ngài http://www.youtube.com/watch?v=iG9CE55wbtY

Không có nhận xét nào: