4 tháng 7, 2015

TRIẾT HỌC PLATON


Bài 1: Trong hang động của Platon




Tôi đã thấy việc tranh luận về hội họa trừu tượng của chúng ta sẽ không đi tới đâu, vì chúng ta đều bàn ở ngọn mà chưa đào xới vấn đề từ gốc. Có rất nhiều hình dung khác nhau về khái niệm “trừu tượng” cũng như hội họa trừu tượng, vì thế nếu không có sự thống nhất cơ bản, chúng ta sẽ tranh luận về những thứ rất khác nhau. Nhân đây, tôi cũng muốn khởi xướng một tranh luận kỹ hơn về lịch sử mỹ thuật. Cũng xin nói, tôi không phải chuyên gia về mỹ thuật cũng như lịch sử mỹ thuật, vì thế, những thứ tôi nói chỉ là hiểu biết thiển cận của người ngoại ngạch, rất có thể sai, và chắc chắn là phiến diện và non nớt. Tuy vậy, hy vọng nó sẽ đặt viên gạch đầu tiên cho sự đóng góp của mọi người vào một hiểu biết sâu sắc hơn.

Đầu tiên, xin khẳng định là mọi khái niệm, quan điểm quan trọng trong nghệ thuật, mọi trường phái lớn, đều có căn nguyên rất sâu rộng trong cả hệ thống nhận thức, triết lý, lịch sử, văn hóa. Chúng không phải những món đồ bày bán ở siêu thị mà ta có thể dễ dàng chọn lựa theo sở thích. Để hiểu được nó, nhất thiết phải hình dung được bối cảnh tổng thể. Trong đó, gần nhất là những triết lý quan trọng về mỹ học và khái niệm nghệ thuật. Riêng lịch sử phương Tây có ít nhất khoảng 15 hệ thống quan trọng, còn ảnh hưởng sâu rộng tới ngày nay. Nếu không hiểu được sơ bộ những hệ thống này thì mọi tranh cãi đều hết sức vô căn cứ. Vì thế tôi muốn đề xuất một chuỗi diễn đàn, tranh luận về từng hệ thống một. Qua đó, chúng ta sẽ thấy nhiều điều, và chí ít cũng thấy được khái niệm abstract đã thay đổi rất nhiều lần như thế nào.

KHÁI NIỆM VÀ THỰC TẠI

Trong quyển Republic của Plato có một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về một hang động. Trong hang động có một hàng người, họ bị xiềng lại với nhau bằng một cách mà họ chỉ có thể nhìn vào vách hang bên trong. Họ không thể nào quay lưng lại. Phía sau lưng những người bị xiềng là một ngọn lửa, và có những hình người nhỏ xếp chung quanh như là đang sinh hoạt với nhau. Bóng dáng của những hình người giả này chiếu lên trên vách tường, phía bên trong hang. Những người bị xiềng chỉ có thể thấy bóng dáng thay đổi của những hình người giả trên vách hang, nên họ nhận những bóng hình đó làm một sự thật tuyệt đối. Cho đến một ngày, có một người trong bọn họ cắt được sợi dây xích và có thể quay lại được. Anh ta thấy được đống lửa và những hình người giả, và hiểu rằng những điều anh tin xưa nay đều là giả tưởng. Bóng hình không phải là sự thật mà chỉ là những phản ảnh trên vách. Và có lẽ sau khi thoát rađược khỏi sự xiềng xích, anh đi ra khỏi hang và bước đi trong tự do dưới ánh sáng mặt trời. 

16 tháng 6, 2015

HÃY DẠY HỌC NHƯ MỘT NGƯỜI NÔNG DÂN

Có rất nhiều người trải qua cuộc đời mình mà không thực sự nhận ra được mình có tài cán gì, hay thậm chí chẳng biết đến nó nữa Tôi đã gặp rất nhiều những người nghĩ rằng mình chẳng có tài năng gì.

Tôi đã gặp rất nhiều những người không thích những việc mình làm Họ chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng Họ chẳng thích thú gì với những việc mình làm Họ chịu đựng, thay vì tận hưởng nó và chờ đến kì nghỉ cuối tuần. Nhưng tôi cũng đã gặp những người say mê với công việc mình làm và không thể tưởng tượng liệu họ có thể làm việc gì khác.

Để giải thích cho việc này là do giáo dục, theo một cách nào đó, đã đẩy rất nhiều người ra xa tài năng thật sự của họ. Và tài năng con người cũng giống như tài nguyên thiên nhiên vùi sâu bên trong lòng đất. Bạn phải cất công tìm kiếm. chứ chúng không nằm trên bề mặt. Bạn phải tạo ra tình huống để chúng có thể bộc lộ. Và có thể bạn đang nghĩ rằng giáo dục sẽ tạo ra những tình huống đó Nhưng thường thì không. ! Hầu hết mọi nền giáo dục trên thế giới đang được cải cách.Nhưng vậy vẫn chưa đủ. Cải cách chẳng còn tác dụng gì nữa, vì thực ra nó chỉ chắp vá thêm cho một món đồ đã vỡ

Một trong những thách thức là làm sao để đổi mới một cách cơ bản nền giáo dục. Đổi mới là rất khó vì nó có nghĩa là làm một việc gì đó mà mọi công đoạn của nó đều không thể được thực hiện theo một cách dễ dàng Nó có nghĩa là chúng ta phải thách thức những gì được cho là hiển nhiên những thứ chúng ta nghĩ là rõ ràng. Vấn đề lớn nhất của việc cải cách hay biến đổi là phá bỏ những lề thói thông thường những thứ mà người ta nghĩ rằng.. "Nó là vậy đó, làm sao làm khác đi được"

24 tháng 2, 2015

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO "THE MASTER AND THE PATH” by C.W LEADBEATER

Nguồn: thongthienhoc.com

PHẦN THỨ NHẤT: CÁC ĐẤNG CHÂN SƯ
CHƯƠNG I-SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC CHÂN SƯ
ĐẠI LƯỢC

Sự có mặt trên thế gian của những Người đã trở nên Toàn thiện là một điều rất quan trọng cho những điều mà Thông Thiên Học trình bày cho chúng ta. Điều này rất hợp lý sau khi chúng ta đã hấp thụ được những giáo lý Thông Thiên Học về Luật Nhân Quả và Luật Tiến Hóa bắng phương pháp Luân Hồi. Nếu chúng ta để ý quan sát chung quanh, chúng ta thấy con Người ở nhiều trình độ tiến hóa khác nhau: có nhiều người còn kém chúng ta rất xa và có những người, trên phương diện nầy hay phương diện khác, đã vượt khỏi chúng ta một cách rõ rệt.

ÁNH SÁNG TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO MABEL COLLINS (LIGHT ON THE PATH) 1966 ÁNH ĐẠO TÙNG THƯ

LỜI  GIỚI  THIỆU
 
Kỳ xuất bản cuốn sách này lần thứ nhất, phát hành năm 1885 trên trang đề tựa được miêu tả như sau: “Một luận văn dành riêng cho những ai chưa hiểu biết về Minh Triết Ðông Phương và muốn hấp thụ ảnh hưởng của nó [1]”. Nhưng chính cuốn sách này lại mở đầu như sau : “Những qui luật này được viết ra để cho tất cả các hàng đệ tử”. Dĩ nhiên lời miêu tả sau cùng thì rõ ràng và đúng hơn, trong đoạn lược sử của sách.

10 tháng 10, 2014

7 Giá Trị Phát Triển Cá Nhân

Trong thế giới hiện nay, khi mà người ta dạy khỉ làm tính, dạy bồ câu chơi bóng bàn và dạy máy tính chơi cờ, thật khó để phân biệt loài người với những động vật còn lại. Điều gì khiến bạn khác biệt với anh bạn lông lá nằm trong chuồng thú?

20 tháng 9, 2014

TRIẾT LÝ GD VIỆT NAM: HỌC ĐỂ LÀM QUAN !

Theo GS Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Tổ chức Chất lượng Giáo dục Quốc tế (Úc), cần nhìn thẳng vào các điểm yếu nội tại đã bám sâu vào hệ thống giáo dục nước ta để có biện pháp hiệu quả nhất. Nếu không khắc phục được điều đó, giáo dục vẫn cứ như “con quay” quay quanh một vài thay đổi cục bộ kém hiệu quả...

Học để vinh thân phì gia...

. Phóng viên: Thưa giáo sư, là chuyên gia về quản lý, quản trị giáo dục, theo giáo sư đổi mới giáo dục hiện nay cần quan tâm điều gì trước?

+ GS Nguyễn Xuân Thu: Tôi nghĩ rằng mọi sự thay đổi, cải cách đều cần quan tâm đến nền tảng và vận hành hệ thống trước. Đó là triết lý giáo dục. Giáo dục là nói đến học sinh, thầy cô, nhà trường, phụ huynh, cộng đồng, những nét văn hóa, cách thức dạy, học, thi cử, đánh giá, ước vọng của

12 tháng 9, 2014

Việt Nam Hội Nhập VTC10 03/08/2014

Kinh nghiệm khởi nghiệp xương máu của tỷ phú Internet

Tỷ phú Jack Ma – người sáng lập và cũng là cựu CEO của Alibaba Group, một trong những doanh nhân thành công nhất Trung Quốc về lĩnh vực Internet – đã chia sẻ một số kinh nghiệm khởi nghiệp của mình.

Jack Ma - Chủ tịch điều hành của Alibaba Group

Sai lầm mà tôi hối tiếc nhất